Để giữ an toàn khi vận hành xe nâng người, người sử dụng thiết bị cần phải tuân thủ theo các quy tắc, biện pháp an toàn. Điều này rất quan trọng với mục đích giảm nguy cơ tai nạn không mong muốn ở trên công trường. Nếu không vận hành đúng cách sẽ xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng do bị ngã, bị lật và một số nguy cơ khác mà bạn không thể lường trước.
Do đó, bất kỳ ai khi sử dụng thiết bị nâng người đều phải yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Sau đây là 15 lời khuyên để vận xe nâng người nhằm nâng cao độ an toàn trong lao động.
15 lời khuyên để vận hành xe nâng người một cách an toàn
1, Chỉ có những người đã được đào tạo và huấn luyện về kiến thức an toàn và cách vận hành mới được phép sử dụng xe nâng người ở trên công trường.
2, Thiết bị cần phải được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Xem thêm: dịch vụ bảo trì xe nâng người
3, Tất cả thiết bị xe nâng người cần phải được khởi động trước khi sử dụng (làm nóng máy). Đồng thời, bộ phận điều khiển và hệ thống thủy lực của thiết bị cần được kiểm tra và chạy thử hàng ngày để đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn. Trường hợp nếu một trong số các bộ phận của hệ thống xe nâng người bị trục trặc đều phải ngừng sử dụng ngay và tiến hành kiểm ra, đưa ra phương án sửa chữa. Mọi hoạt động phải được lập báo cáo bằng văn bản.
4, Không được vượt quá giới hạn trọng lượng hoặc “tải trọng” do nhà sản xuất đưa ra. Thiết bị không được để bị “sốc tải” (chất tải quá nhanh) hoặc khởi động hoặc dừng đột ngột.
5, Không tự ý đụng chạm bộ điều khiển ở bên dưới (gắn thân xe) trong quá trình làm việc, trừ khi được cho phép hoặc trường hợp khẩn cấp. Bộ điều khiển ở dưới chỉ chủ yếu sử dụng cho việc xử lý lái khi cần thiết.
6, Những trường hợp xe có sửa đổi (thay đổi) phải nhận được sự đồng ý của nhà sản xuất thì xe nâng người mới được chấp nhận“chứng nhận sửa đổi”. Tất cả các sửa đổi khác khi chưa được xác minh không được phép.
7, Không được tự ý sửa chữa, gia công lớp cách điện của thiết bị vì lớp cách điện này có chức năng bảo vệ người sử dụng khỏi bị điện giật.
8, Không được di chuyển phương tiện khi cần nâng của thiết bị chưa được hạ xuống và các bộ phận chưa được thu lại, giỏ nâng phải đảm bảo không còn thợ thi công hoặc dụng cụ, vật tư ở trên.
9, Phanh khẩn cấp được gắn trên thiết bị phải được cài đặt mọi lúc, mọi nơi,khi xe nâng người đang hoạt động và cần phải duy trì trong suốt thời gian sử dụng.
10, Tất cả các chân chống được sử dụng kết nối với xe nâng người phải được kê trên các tấm đệm hoặc bề mặt rắn.
11, Thợ lái, thợ thi công không được ở trên sàn thao tác, giỏ nâng khi xe chở hoặc gắn với thiết bị đang di chuyển.
12, Trong trường hợp xe nằm trên mặt đường nghiêng hay dốc thì phải luôn sử dụng bộ trợ lực bánh xe bất kể là khi có dùng bộ chân chống hay không. Phần được gắn thêm vào xe phải để vị trí nằm cân bằng khi quan sát từ phía sau xe.
13, Nếu khu vực làm việc có địa hình dốc cao mà xe nâng người không thể giữ được cân bằng khi làm việc thì không nên sử dụng thiết bị trên công trường, cân nhắc lựa chọn phương án khác.
14, Thợ lái hoặc người vận hành khi trên sàn thao tác không được treo/buộc “người” hoặc “thiết bị” vào những cấu trúc hoặc vật thể gần đó.
15, Các thợ lái, thợ thi công khi làm việc trên sàn thao tác hoặc giỏ nâng cần phải mặc quần áo bảo hộ và đeo dây đai an toàn để hạn chế té ngã.
Trên công trường thi công có rất nhiều mối nguy hiểm không thể tránh được. Nhưng việc thực hiện nghiêm ngặt các hướng dẫn an toàn có thể giảm đáng kể các nguy cơ người lao động bị thương và thiết bị bị hư hỏng. Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư mua xe nâng người , hãy đảm bảo đưa 15 quy tắc này vào chương trình an toàn của bạn nhé!